Hoa mào gà loài hoa mang lại nhiều kỷ niệm khó quên với tôi khi còn bé, với những bụi hoa đỏ rực giữa trời mùa hè năm đó làm sao tôi quên được, sau khi trưởng thành đi vào làm nghiên cứu về các loài hoa đẹp ở Việt Nam thì tôi lựa chọn đề tài hoa mao gà trong đời sống và trong y học dân gian, mà tôi không ngờ cây hoa bình dị đó lại có công dụng tuyệt vời đến vậy. Nếu bạn nào chưa biết về loài hoa mào gà thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu:
Hoa mào gà đỏ |
Hoa mào gà trong y học dân gian
Với các loài hoa đẹp chưa bệnh thì hoa mào gà không thua kém gì các loài hoa như hoa cứt lợn, hoa mười giờ…. với thành phần hóa học và dịch dưỡng trời ban cho loài cây đẹp cả người và nết này, với các loại axit amin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo Đông y, loại hoa này vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, dùng chữa trĩ lậu, hạ huyết, thổ huyết, huyết lân, phụ nữ băng trung, niệu huyết.Cây hoa mào gà đỏ có đủ các chất béo, axit folic, pantothenic, vitamin B1, B2, B4, B12, C, D, E, K; các amin axit trytophan, lysine; 12 loại nguyên tố vi lượng, 50 loại men thiên nhiên, bao gồm cả enzyme và coenzyme, đặc biệt hàm lượng protein lên tới 73%. Cành và lá của cây hoa mào gà đỏ có tính năng và tác dụng tương tự như hoa, nên thường được dùng để cầm máu và chữa các chứng viêm loét.
Vườn hoa mào gà |
Tăng huyết áp: Kê quan hoa 3-4 cái, hồng táo 10 quả, sắc uống hằng ngày.
Thổ huyết: Kê quan hoa (dùng cả cây) lượng vừa đủ, sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng tươi 15-24 g (loại khô dùng 6-15 g) hầm với phổi lợn lượng vừa đủ trong 1 giờ rồi chia ăn vài ba lần trong ngày.
Ho ra máu: Hoa mào gà trắng 30 g, trắc bá diệp 30 g, cỏ nhọ nồi 30 g, sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà tươi 24 g, rễ cỏ tranh tươi 30 g, sắc uống.
Thai lậu (có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu): Hoa mào gà trắng sao cháy, long nhãn 10 g, sắc nửa rượu nửa nước uống.
Lỵ trực khuẩn hoặc amip: Dùng hoa mào gà sắc với rượu uống; nếu là xích lỵ (phân có máu) dùng hoa màu đỏ, bạch lỵ (phân chỉ có nhày) dùng hoa màu trắng.
Chữa viêm đường tiết niệu: bông hoa mào gà 15 g, rau đắng 15 g, thài lài 30 g, sắc nước uống.
Tiểu buốt và ra máu: Hoa mào gà trắng đốt tồn tính, mỗi ngày uống 15-20 g với nước cơm hoặc dùng hoa mào gà 15 g sắc uống.
Di tinh: Hoa mào gà trắng 30 g, kim ti thảo 15 g, kim anh tử 15 g, sắc uống.
Nhọt độc vùng gáy: Hoa mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi lượng bằng nhau, rửa sạch giã nát, chế thêm một chút đường đỏ rồi đắp vào tổn thương.
Trĩ lở loét: Hoa mào gà 3 g, ngũ bội tử 3 g, một chút băng phiến, tất cả tán bột, trộn với mật lợn rồi bôi lên vùng lở loét.
Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24 g hầm với 60 g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày.
Kinh nguyệt quá nhiều: Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6 g khi đói với một chút rượu. Hoặc dùng bài hoa mào gà sao cháy tán bột, uống mỗi lần 6-9 g với nước ấm.
Kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng mỗi loại 9 g sắc uống. Hoặc dùng bài hoa mào gà trắng 15 g, long nhãn hoa 12 g, ích mẫu thảo 9 g, thịt lợn nạc lượng vừa đủ, hầm ăn, nếu có kèm khí hư thì gia thêm vỏ trắng rễ tần bì 9 g.
Chữa dạ dày, ruột chảy máu, tử cung xuất huyết, đi ngoài ra máu, kinh nguyệt dài ngày: Hoa mào gà đỏ khô 10 g, tán nhỏ, uống làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1-2 g.
Chữa da nổi mề đay: dùng cả cây hoa mào gà nấu nước, uống ngày 3-4 bát và rửa ngoài.
Khí hư: Nếu là bạch đới (khí hư màu trắng) dùng hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9 g vào sáng sớm khi đói. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, bạch truật 9 g, bạch linh 9 g, bông mã đề tươi 30 g, trứng gà 2 quả, sắc uống.
Rong huyết, rong kinh, băng huyết: Hoa mào gà khô 24 g sắc uống. Hoặc: Hoa mào gà trắng 15 g, phòng phong 6 g, tông lư thán 10 g, sắc uống. Hoặc: Kê quan hoa và trắc bá diệp lượng bằng nhau, sao cháy tồn tính, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g.
Mày đay: Kê quan hoa dùng cả cây sắc uống và ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng.
Chữa thổ huyết, khạc huyết, chảy máu cam:
Hoa mào gà tẩm với giấm, đun sôi, rồi phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 6 g, chiêu bằng rượu ấm.
Chữa trĩ xuất huyết: hoa mào gà đỏ, phòng phong - hai thứ liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn với hồ gạo làm thành viên to bằng hạt đậu. Ngày uống 2-3 lần vào lúc đói, mỗi lần 7-10 viên, dùng nước cơm hoặc cháo loãng chiêu thuốc.
Chữa kiết lỵ: Hoa mào gà đỏ 15-20 g, sắc với nước uống. Nếu phân có lẫn máu thì hòa thêm đường đỏ.
Chữa tử cung xuất huyết cơ năng: hoa mào gà 15 g, mai mực 12 g, đậu ván trắng 12 g, sắc nước uống hằng ngày.
Chữa rết cắn: dùng cả cây hoa mào gà đỏ, giã nát, đắp vào vết thương.
(ThS Hoàng Khánh Toàn, Hoàng Khánh Toàn)
Với rất nhiều các bài thuốc khác nhau có thể một phần nào đó giúp đỡ sự khó khăn với bạn.Bạn có biết các mẫu hoa cưới và hoa chia buồn mới nhất không?
Hãy đến với Admuaban.com Bạn sẽ có ngay các mẫu hoa đẹp nhất sau 1 click chuột.
Xin cảm ơn!!!!
---- Sưu Tầm----
0 nhận xét:
Đăng nhận xét