Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Hoa hồng môn

Hoa hồng môn loài hoa được sử dụng khá nhiều làm hoa trang trí bàn tiệc, hoa sinh nhật, ngày lễ..... nhưng ít ai biết đến nguồn gốc cũng như là ý nghĩa của hoa muốn nói với đời, ngoài vẻ đẹp trời ban đó. sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiều về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của nó.
Hoa hồng môn gồm những tên gọi khác như: môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ tên khoa học là Anthurium andraeanum là một loài hoa thuộc họ Ráy. Được bắt nguồn từ nước Colombia loài cây này được du nhập vào Việt Nam khá lâu với thổ nhưỡng và hình dáng cây thích hợp để trồng trên các trang trại lớn ở Đà Lạt và Sapa với đặc điểm hoa hông môn là loài cây mọc thành bụi, sống lâu năm, thân ngắn. Lá mọc tập trung trên mặt đất. Các lá hình trứng - hình mũi mác, giống hình trái tim, dài 25-30 cm, rộng 10-12 cm, trên trên cuống lá, dài 25-36 cm, với một uốn cong. Lá màu xanh bóng dày, nổi bật gân chân vịt màu xanh nhạt. Cụm hoa dạng mo nhỏ trên cuống chung dài, cong. Màu đỏ tươi, dạng bầu dục nhọn đầu, gốc tim nổi rõ gân mảnh. Cụm hoa cong, màu vàng nhạt. Quả mọng. Cây chịu bóng bán phần, thích hợp cho cây trồng nội thất, nhân giống dễ dàng từ tách bụi, nhu cầu nước trung bình ưa khí hậu mát ẩm.

Hoa hồng môn

Cách chăm sóc hoa hồng môn

Hoa hồng môn được trồng chủ yếu trong các trang trại trồng hoa lớn của cả nước, nhưng những năm gần đây hoa hồng môn được trồng nhiều trên chậu lên kỹ thuật còn ít và hiệu quả kinh tế còn chưa cao, đa phần người chơi hồng môn đều phục vụ vào mục đích cá nhân để làm cảnh nhưng bông hoa không to và sớm tàn. Hiểu được vấn đề đó sau đây chúng tôi đưa ra cách chăm sóc hồng môn trọng chậu được các nhà chuyên gia chăm sóc cây khuyên dùng khi ở nhà.
1. Ánh sáng và nhiệt độ
Hoa hồng môn là cây ưa mát và độ ẩm cao, độ ẩm thích hợp thường từ 70 dến 80 % với nhiệt độ từ 18-20oC. Nếu độ ẩm quá thấp màu lá sẽ nhạt, nếu độ ẩm quá cao thì chậu cảnh dễ sinh bệnh. Nhiệt độ thấp hơn 15oC cây sẽ phát triển kém, ngược lại nếu nhiệt độ cao hơn 30oC thì lá cây sẽ bị vàng, có thể dẫn đến chết cây.
- Không chịu được ánh nắng trực tiếp, ở ánh nắng trực tiếp, lá bị cháy. Ánh sáng thích hợp là 50% hoặc thấp hơn.
2. Đất trồng
- Đất cần tươi xốp, giữ độ ẩm tốt, có thể sử dụng đất sạch trộn sẵn đang có mặt trên thị trường. Tùy vào nhu cầu trồng hồng môn cắt hoa hay chưng chậu mà chúng ta có thể trồng luống hoặc trồng thẳng vào chậu.
- Làm luống: rộng 1,6m, dài tùy theo khổ đất. Xung quanh có bờ để đổ vật liệu vào dày khoảng 20cm. Trồng hàng cách hàng 40x40cm.
- Trồng hàng cách hàng 40x40cm
- Mùa khô ngày tưới nước 2 lần
3. Phân bón
- Khi trồng hoa hồng môn tuyệt đối các bạn không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Sau khi trồng ở nơi râm mát được khoảng 2 tuần cần chuyển chậu cây sang khu vực dưỡng cây. Khi dưỡng cây được khoảng 2 tháng, các bạn có thể tưới nước phân hoặc dùng đỗ tương, xác động vật để chăm sóc thêm cho chậu cảnh của mình. Khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước tưới giúp hoa to, màu sắc tươi đẹp.
- Sử dụng phân hữu cơ sinh học Better HG01 bón lót: 100kg/1000m2. Mùa mưa 4 tháng bón 1 lần, mùa khô 3 tháng bón 1 lần, ngoài ra sử dụng phân Better NPK 16-12-8-11+TE hòa tan vào nước tưới 1 tuần 1 lần, khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân Better NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước tưới giúp hoa to, màu sắc tươi đẹp.
4. Nhân giống
Các phương pháp nhấn giống hoa hồng môn:
- Nhân giống bằng cách gieo hạt, tách chiết, hoặc nuôi cấy mô.
- Phương pháp thường dùng là tách bụi, cây mẹ phải có từ 4 năm tuổi trở lên. Cây con mọc ở bên cây mẹ cũng phải có từ 3 – 4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại, để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn, rồi trồng cây con với cả rễ lục bình xuống giá thể trồng.
- Bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, chúng ta có thể nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây hồng môn Anthurium andreanum L. từ lá với thời gian khoảng 10 – 12 tháng. Trong đó: tạo callus (2 tháng), nhân callus (4 tháng), tái sinh chồi (3 tháng) và tái sinh rễ (1.5 tháng). Tỷ lệ cây sống sau ống nghiệm cao, cây ra hoa sau 12 tháng.
- Bằng cách tách lấy cây con để nuôi cấy mô tế bào, cách này thông dụng và bà con dễ làm, nhân giống nhanh và cây phát triển cho hoa sớm.
- Cây trong ống nghiệm khi đạt chiều cao 5 – 7 cm, có 3 – 5 lá với bộ rễ tốt sẽ được rút ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch agar và xử lý qua thuốc trừ nấm (thường dùng Daconil 0.5 %
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Hồng môn rất ít bị sâu bệnh. Thường bị cào cào, nhện đỏ. Dùng thuốc UNITOX liều lượng 150-300 ml/héc ta. Pha từ 3-8 ml/bình 8 lít phun ướt trên lá.
- Dùng Lannate có thể phòng trị tuyến trùng. Tạo độ thoáng tốt cho cây kết hợp với cắt bỏ lá già, lá úa thường xuyên còn là phương pháp phòng bệnh khá hữu hiệu cho hoa hồng môn.
6. Thu hoạch
Sau khi bạn đã lắm vững được những kỹ thuật về trồng và cách chăm sóc hoa hông môn bạn đã trồng cho mình được những cây hông môn đẹp, việc cuối cùng của bạn là thu hoạch thôi:
- Từ khi trồng sau 12 tháng có 50% bông, 18 tháng có 100% bông. Hoa có quanh năm thu hoạch rộ 10 ngày cắt bông 1 lần. Thời gian này không được dùng vòi tưới trực tiếp mà phải tưới bằng hệ thống phun sương. Cứ 45 phút tưới 1 lần.
Tham khảo cách chăm sóc hoa tại: http://chamsochoa365.wordpress.com/2013/07/12/cach-cham-soc-hoa-hong-mon/
Chúc các bạn có những chậu hoa hồng môn thêm vào danh sách các loài  hoa trang trí trong vườn nhà mình.

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét