Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Cách chăm sóc hoa hồng

Trong các loài hoa quen thuộc với con người thì hoa hồng được coi là loài hoa của tình yêu. Thật tuyệt khi trong gia đình nhà bạn có một khóm hoa hồng ngày ngày khoe sắc. Nhưng cũng không phải ai cũng biết cách chăm sóc hoa và lựa chọn các giống hồng đẹp nhất, phù hợp với không gian và thời tiết nơi bạn đang ở, nhưng bạn hãy yên tâm hãy tuân thủ theo các bước sau đây đảm bảo bạn sẽ có một khóm hoa hồng đẹp nhất không khác gì các chuyên gia chăm sóc hoa.

Cách chăm sóc hoa hồng
Hàng rào hoa hồng

Các loại hoa hồng

Hoa hồng có khoảng gần 100 loại chính có đủ màu sắc và kích thước khác nhau phụ thuộc vào khí hậu, địa điểm. Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 loại hoa hồng khác nhau đủ chủng loại tự nhiên và lai tạo phục vụ cho con người trong công việc làm hoa trang trí.
1- Nhóm giống đỏ: đỏ thẫm, đỏ nhung, đỏ hồng ngọc, đỏ cờ 
2- Nhóm giống phấn hồng: màu hoa đào, màu đỏ thẫm, màu đỏ quỳ 
3- Nhóm giống vàng: vàng nhạt, vàng đậu, vàng da cam 
4- Nhóm giống hồng sen: cánh sen, hồng nhạt 
5- Nhóm giống trắng: trắng trong, trắng sữa, trắng ngà 
6- Nhóm hệ nhiều màu pha trộn: là màu sắc cánh hoa không đều, màu hỗn hợp và rất nhiều màu trung gian.

Đặc điểm sinh học

- Cây hoa hồng thuộc loại rễ chùm, chiều ngang tương đối rộng, khi bộ rễ lớn phát sinh nhiều rễ phụ.
- Thân hồng thuộc loại nhóm cây thân gỗ, cây bụi thấp có nhiều cành và gai cong.
- Lá: lá hoa hồng là lá kép lông chim, mọc cách, ở cuống lá có lá kèm nhẵn, mỗi lá kép có 3-5 hay 7-9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ. Tuỳ giống mà lá có màu sắc xanh đậm hay xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hay có hình dạng lá khác.
- Hoa: có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau. Cụm hoa chủ yếu có 1 hoa hoặc tập hợp hoa trên cuống dài, cứng, có gai. Hoa hồng thuộc loại hoa lưỡng tính, nhị đực và nhị cái trên cùng 1 hoa, các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy. Khi phấn chín rơi trên đầu nhụy nên có thể tự thụ phấn, đài hoa có màu xanh.
- Quả: quả hình trái xoan có các cánh đài còn lại.
- Hạt: hạt hồng nhỏ có lông, khả năng nảy mầm của hạt rất kém do có lớp vỏ dày.
Cách trồng trong chậu
Đối với hoa hồng được trồng trong chậu khi đó ta phải có các cách riêng chắm sóc đặc biệt.
- Kích thước chậu hoa: cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Đất phải thóat nước. Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút. Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau: 50% Đất sạch; 10% phân tổng hợp đã qua xử lý; 40% đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước. 
- Cách trồng trong chậu: trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước. Sau đó đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.

Cách chăm sóc hoa hồng 01
Hoa hồng trong chậu

Cách trồng hoa hồng ngoài vườn

Khi trồng hoa hồng ngoài vườn ta lưu ý đến mật độ của cây đối với giống hoa hồng sinh trưởng, phát triển mạnh (Hồng nhung, hồng phấn) trồng với khoảng cách 40 cm x 50 cm mật độ 50.000 cây/ ha. Đối với giống phát triển yếu hơn như trắng sứ, cá vàng có thể trồng khoảng cách 35 cm x 40 cm mật độ là 70.000 cây.
Trồng vào lúc chiều mát, hướng mắt ghép về phía mặt trời để cây khoẻ. Đặt cho bầu cây hồng ngập đất, không trồng quá sâu cây chậm phát triển. Phải tưới thật ẩm để đất chặt gốc. Khi mới trồng nên che đậy để chống nắng, nóng hoặc hanh khô, cắt tỉa tán lá để tránh thoát hơi nước.

Cách chăm sóc hoa hồng 02
Hoa hồng trong vườn

Cách chăm sóc

Bón phân: hoa hồng là loại cây phàm ăn và có khả năng ra hoa quanh năm nên việc bón phân lót trước khi trồng là rất quan trọng, cần phải thường xuyên bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch hoa. Lượng phân lót cho 1 ha: 30 tấn phân chuồng + 300 kg đạm + 400 kg lân+ 400kg vôi bột + 300 kg Kali. Bón phân định kỳ mỗi tháng 1 lần: ngâm khô dầu, phân bắc, đậu tương pha loãng với nước để tưới cho hồng. Xới xáo đất quanh gốc hồng, cách gốc khoảng 10- 20 cm, cho phân vào và lấp đất lại.
Tưới nước: ngày tưới 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Hoa hồng cần rất nhiều nước nên trước khi cắt hoa cũng nên tưới nhiều. Sau khi bón phân cũng phải tưới nước vì nếu để khô cây có thể bị ngộ độc phân bón và lụi dần. Tuy nhiên nếu nước bộ ứ đọng ngập gốc, rễ hồng sẽ không hút được dinh dưỡng, tích tụ nhiều chất khí độc như CH4 , CO2 làm thối rễ.
Tỉa cành, tỉa nụ: thường xuyên cắt tỉa nhánh khô, những cành ốm yếu không còn lá, lá vàng úa, sâu bệnh để cây thông thoáng quang hợp dễ dàng. Hồng sinh trưởng phát triển mạnh, sau cắt tỉa 15 ngày đã bắt đầu ra nhánh khác. Cần tỉa bớt hoa thứ cấp để hoa chính thật to. Mỗi nhánh hồng cho cần để 1 hoa to là đủ vì cây hồng có 6 – 7 nhánh sẽ cho 6 – 7 hoa đẹp. Sau mỗi năm nên đốn phớt và vài ba năm lại đốn đau 1 lần (cắt sát gốc để chồi mọc lên).

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

1 nhận xét:

  1. Hoa hồng nếu biết cách chăm sóc sẽ ra hoa rất đẹp.
    cây thủy sinh Hoàng Nguyên Green

    Trả lờiXóa