Không biết từ bao giờ hoa mai đã đi xâu vào trong tâm thức người Việt. Trong dịp tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc ta, nếu hoa đào là đặc trưng của mùa xuân miền Bắc thì hoa mai lại là đặc trưng của mùa xuân miền Nam. Dù giàu hay nghèo, mọi gia đình ở miền Nam đều có một cành mai trong những ngày tết để trưng trong nhà. Vì vậy, hoa mai đã trở thành nàng xuân mang may mắn đến cho mọi nhà vào năm mới.
Hoa mai có những tên khác như mai vàng, mai vàng năm cánh hoặc hoàng mai (tùy theo vùng miền khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau). Tên khoa học là: Ochna integerrima là tên gọi của một loài thực vật có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae).
Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra, song ở Việt Nam có loài mai vàng năm cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác nên được gọi là "mai hương". Nó còn tên khác là "mai thơm" (thường được trồng ở Bến Tre) hay "mai ngự" (mọc khá nhiều ở Huế)". Riêng loài hoa mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu" (đọc trại từ "trâu" thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai cánh nhọn". Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, nhưng cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn.
2. Hoa mai trắng còn có tên gọi khác là chi mai, bạch mai: cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường được trồng, khác với mai vàng và mai đỏ đẹp do sắc nhưng mùi thơm nhẹ, không mấy ai nhận thấy được. Bạch mai có cánh trắng nhỏ rất thơm, trái có hột cứng.
3. Hoa mai vàng hay huỳnh mai: phổ biến nhất, được trồng hay mọc tự nhiên ở rừng còi hoặc rừng thưa. Đây là họ mai cao tới 6 mét, thường trổ vào thời gian tết, hoa mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa màu vàng, có mùi thơm nhẹ, e ấp kín đáo. Vỏ cây có vị đắng, được dùng làm thuốc khai vị. Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước.
4. Hoa mai chiếu thủy: Loài hoa này rất đặc biệt với thân hình cây nhỏ được trồng làm cảnh do cho lá đẹp và hoa thơm, không có họ hàng với ba loại hoa kể trên, cùng họ với cây trước đào. Lá mỏng 2 mặt cùng lớt màu, hoa nhỏ với 5 cánh trắng, cuống hoa dài xụ xuống, trồng vào núi đá non bộ. Nếu muốn ngắm hoa thì ta phải nhìn dưới nước mới tận hưởng được vẻ đẹp lạ lùng của mai chiếu thủy. Chính vì vậy mà nó mới có tên gọi đặc biệt này.
Hoa mai loài hoa nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn. Chưng một cây mai trong nhà hoặc đem tặng cho một người mà bạn yêu mến là thể hiện lời cầu chúc cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mỹ mãn, niềm vui và sự yên ấm nên hay được dùng làm hoa trang trí ngày tết.
----- Sưu tầm-----
Hoa mai có những tên khác như mai vàng, mai vàng năm cánh hoặc hoàng mai (tùy theo vùng miền khác nhau sẽ có tên gọi khác nhau). Tên khoa học là: Ochna integerrima là tên gọi của một loài thực vật có hoa thuộc chi Mai (Ochna), họ Mai (Ochnaceae).
Hoa mai khoe sắc |
Hoa mai ở Việt Nam
Đã từ lâu hoa mai đã được mọi người chiêm ngưỡng, tượng trưng cho những gì đẹp đẽ thanh tao. Từ lâu, người xưa xếp hoa mai vào các loài hoa đẹp nhất Việt Nam, được người đời tôn thờ thành tứ bình ”Tùng, trúc, cúc, mai”. Mỗi khi hoa mai nở rộ là mỗi lúc lòng người hớn hở nao nao, là dấu hiệu mùa xuân đang về. Hoa mai và ngày xuân là một biểu tượng không thể thiếu. Phần lớn các sắc dân cư ngụ trong vùng châu Á trong đó có miền Nam Việt Nam. Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi". Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp. Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh.... xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ, còn phải nhắc đến "mai chùm gởi". Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dày, hoa nở san sát vào nhau tạo thành bó. Người ta còn gọi loài này là "mai tỳ bà" hay "mai vương".Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra, song ở Việt Nam có loài mai vàng năm cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác nên được gọi là "mai hương". Nó còn tên khác là "mai thơm" (thường được trồng ở Bến Tre) hay "mai ngự" (mọc khá nhiều ở Huế)". Riêng loài hoa mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu" (đọc trại từ "trâu" thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai cánh nhọn". Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, nhưng cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn.
Hoa mai trong chậu |
Hoa mai ở Việt Nam được chia ra làm bốn loại chính
1. Hoa mai tứ quý hay nhị độ mai, mai đỏ: thường được trồng làm cảnh. Lá dầy và cứng, bìa có răng, hoa 5 cánh vàng, nhiều tiểu tụy, trổ quanh năm. Đây cũng thuộc họ mai vàng nhưng sau khi cho hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt và bóng như ngọc.2. Hoa mai trắng còn có tên gọi khác là chi mai, bạch mai: cao tới 25 mét, thân thẳng, vỏ cây có màu hơi đỏ khi bị tróc, thường được trồng, khác với mai vàng và mai đỏ đẹp do sắc nhưng mùi thơm nhẹ, không mấy ai nhận thấy được. Bạch mai có cánh trắng nhỏ rất thơm, trái có hột cứng.
3. Hoa mai vàng hay huỳnh mai: phổ biến nhất, được trồng hay mọc tự nhiên ở rừng còi hoặc rừng thưa. Đây là họ mai cao tới 6 mét, thường trổ vào thời gian tết, hoa mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Hoa màu vàng, có mùi thơm nhẹ, e ấp kín đáo. Vỏ cây có vị đắng, được dùng làm thuốc khai vị. Mai vàng còn có tên là Nam Chi, do thông thường trên một cành mai những hoa ở hướng Nam nở trước.
4. Hoa mai chiếu thủy: Loài hoa này rất đặc biệt với thân hình cây nhỏ được trồng làm cảnh do cho lá đẹp và hoa thơm, không có họ hàng với ba loại hoa kể trên, cùng họ với cây trước đào. Lá mỏng 2 mặt cùng lớt màu, hoa nhỏ với 5 cánh trắng, cuống hoa dài xụ xuống, trồng vào núi đá non bộ. Nếu muốn ngắm hoa thì ta phải nhìn dưới nước mới tận hưởng được vẻ đẹp lạ lùng của mai chiếu thủy. Chính vì vậy mà nó mới có tên gọi đặc biệt này.
Hoa mai loài hoa nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn. Chưng một cây mai trong nhà hoặc đem tặng cho một người mà bạn yêu mến là thể hiện lời cầu chúc cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc mỹ mãn, niềm vui và sự yên ấm nên hay được dùng làm hoa trang trí ngày tết.
Hoa mai đón chào mùa xuân |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét