Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Hoa cúc

Hoa cúc loài hoa đã trở lên quen thuộc trong đới sống sinh hoạt của người dân Việt Nam, hoa cúc xuất hiện ở mọi nơi từ những nơi trang nghiêm như các đình, chùa, bàn thờ gia tiên hay các vườn hoa trang trí trong các công viên, hoa cúc đi vào văn hòa dân gian được nằm trong tứ quân tử là (tùng, trúc, cúc, mai) muốn ám chỉ sự trung thành và cương quyết, trước sau không thay đổi. Hoa cúc được đặc biệt yêu thích ở những nước phương đông, người ta thường có thói quen thưởng thức ngắm hoa cúc nở hay chưng những chậu hoa cúc trong nhà. Hoa cúc ở Việt Nam thuộc họ cúc có tên khoa học là: Asteraceae hay Compositae, còn gọi là họ hướng dương, là một họ thực vật có hoa hai lá mầm. Tên gọi khoa học của họ này có từ chi Aster (cúc tây) và có từ nguyên từ gốc tiếng Hy Lạp mang nghĩa ngôi sao hình dáng của bông hoa trong các loài của nó, được điển hình hóa thành tên gọi phổ biến chung là hoa cúc. Hoa cúc có hàng ngàn loại hoa: như cúc chỉ, cúc sao nháy, cúc mắt bò, cúc vạn thọ... không kém các loài hoa khác như: hoa hồng, hoa sen, hoa mười giờ.... hoa cúc cũng là loài hoa có rất nhiều màu sắc khác nhau: từ cam, vàng đến trắng, hồng tím... nay lại mới có thêm màu xanh ngọc.

Hoa cúc
Hoa cúc trắng
Hoa cúc nở hoa khác hẳn với các loài hoa đẹp khác, khi thu đến, đông sang, các loài hoa khác đều tàn lụi, chỉ có hoa cúc vàng đua nở, "khi hoa cúc trổ hoa, các hoa khác không còn", nên hoa cúc được tán tụng là "cúc ngạo ngàn sương", "cúc là hoa tài tuyệt hảo của mùa thu"...
Những năm trở lại đây, không cần phải đến mùa thu mà người ta có thể nhìn thấy hoa cúc vào bất kỳ mùa nào trong năm nhờ vào những kỹ thuật lai ghép tiên tiến.
Thân hoa cúc chia nhiều nhánh. Hoa vươn nở ở đầu cành. Những cánh hoa xúm xít kết hợp hài hòa quanh đám nhụy li ti màu xanh non. Hàng ngàn cánh hoa vàng rực bao bọc xung quanh những nhuỵ hoa li ti. Nhiều cánh hoa tiếp theo từ nhỏ tới lớn dần, lần lượt vây quanh ở những vòng ngoài sắc vàng tươi thắm hơn, tương tự như ở hoa hướng dương được cấu thành từ các hoa con có dạng cánh hoa dài, được gọi là lưỡi bẹ; chúng là hoa tia. Phần bên trong của đầu cụm hoa (hay đĩa) được hợp thành từ các hoa nhỏ với các cánh hoa hình ống; chúng là các hoa đĩa hay hoa phễu hoặc hoa ống. Thành phần của các hoa họ Cúc dao động từ hoa toàn tia (tương tự như ở các loài hoa bồ công anh, chi Taraxacum) tới hoa toàn đĩa (tương tự như ở các loài cỏ dứa). Mỗi cây hoa cúc có rất nhiều cành và ở mỗi đầu cành luôn luôn là những nụ hoa đang chờ ngày vươn mình hé nở. Thường rất nhiều hoa và nụ trên một cây nhưng hoa cúc vẫn không mất đi màu xanh, những chiếc lá cũng vươn mình theo những cánh hoa lunh linh. Lá hoa tạo cho hoa có một vẽ đẹp rực rỡ hơn, những chiếc là với thiết kế đường cong uốn lượn rất mỹ thuật được miêu tả trong bài thơ “HOA CÚC VÀNG” .
                                                       Thượng đế cho em mượn ánh vàng
                                                       Mặt trời thêm chút sắc màu sang
                                                       Nên thân lộng lẫy loài hoa nở
                                                       Với dáng kiêu kỳ tấm áo mang

                                                       Rực rỡ xuân thu trên cõi thế
                                                       Thong dong đông hạ giữa trần gian
                                                       Bốn mùa duyên thắm tô đời đẹp
                                                       Nắng chẳng làm phai nét dịu dàng.
Tác giả: Phạm Thị Cúc Vàng
Hoa cúc 01
Hoc cúc vàng trong đời sống

Hoa cúc trong y học dân gian

Theo đông y, hồng cúc mang vị ngọt hơi chát, tính bình, tác dụng khử đờm, bình suyễn, tiêu viêm, chống ho. Nó được dùng chữa hen phế quản, viêm phế quản cấp hay mạn, ho gà, lao phổi, ho ra máu, đau mắt, đau đầu, chữa sốt cho trẻ em. Còn bạch cúc có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi hàn, tác dụng tán phong thanh nhiệt (diuretic), mát gan, sáng mắt, chữa phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, trị bệnh cao huyết áp, chóng mặt nhức đầu, mắt đỏ sưng đau, bệnh hay chảy nước mắt sống. Hoa cúc vàng hoàng cúc có vị đắng, hơi cay, tính hơi ôn, tác dụng thanh nhiệt (diuretic), giải độc, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, nhức đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm mũi, xốn mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ, chảy nước mắt nhiều…
Vì đặc tính hoa cúc mang hương thơm và giải nhiệt hay lợi tiểu (diuretic) nên cúc được dùng ướp trà cho hương thơm, lấy tinh chất của cúc pha chế thành một loại rượu ngon hoặc sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh nhức đầu, nóng sốt và sáng mắt.

Sự tích hoa cúc

Chuyện kể rằng, hồi đó có một gia đình nghèo có 2 mẹ con sống rất yên bình trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ tần tảo làm lụng nuôi con. Người con còn nhỏ nhưng rất hiếu thảo, biết vâng lời và chăm chỉ. Nhưng rồi một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng. Người con thương mẹ lắm, nên dù nhà nghèo em vẫn cố gắng chạy chữa những thầy lang giỏi nhất vùng. Nhưng sức khỏe người mẹ càng ngày càng yếu đi. Người con lo lắm, quyết tâm đi tìm thầy chữa bệnh cho mẹ. 
Em đi mãi, đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. Một hôm đi qua một ngôi chùa, em xin phép nhà sư trụ trì được cầu phúc cho mẹ, tấm lòng hiếu thảo của em động đến cả trời xanh. Trời nghe phải nhỏ lệ, đất nghe phải cúi mình. Đức Phật từ bi cảm thương tấm lòng hiếu thảo của người con, động lòng trắc ẩn người đã hóa thân thành một nhà sư, đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa vàng rực. Đức Phật nói: "ta cho con bông hoa này, nó là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con. Nhưng con phải nhớ, cứ một năm thì hoa sẽ rụng đi một cánh hoa, bông hoa này có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm". Người con cảm tạ Đức Phật và đếm cánh hoa. Rất đau buồn khi biết bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là người mẹ chỉ sống với em được năm năm nữa.
Thương mẹ quá em đã liều xé nhỏ từng cánh hoa cho đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Bà mẹ nhờ có bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa vàng rực vô số cánh là biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật của con người. Sau này người đời gọi là hoa cúc.

Hoa cúc 02
Hoa cúc trong chậu

Hoa cúc ấn chứa nhiều ý nghĩa

Hoa cúc vàng hay hoàng cúc tượng trưng cho sự quí mến, sự vui mừng. Hoa cúc trắng hay bạch cúc là sự ngây thơ, duyên dáng. hoa cúc tím hay hoa thạch thảo là sự quyến luyến khi chia tay. Hoa cúc đỏ hay hồng cúc là sự thành công, mừng rở. Chung qui thì cúc là một loài hoa đẹp, dáng thanh tao, và mang mùi thơm dịu dàng. Đặc biệt hoa cúc không rụng cánh như hoa hồng và nhiều loài hoa khác nên rất ưa được trang trí trên bàn thờ, nhất là dịp tết. 
Như vậy chúng ta đã thấy rằng hoa cúc rất gần gủi trong đời sống, cúc là loài hoa đẹp đẽ, thanh tao và hữu ích. Hoa cúc vàng là biểu tượng và truyền thống của ngày tết Việt Nam, hãy cảm nhận vẽ đẹp của những bông hoa cúc vàng khoe sắc rực rỡ.

-----------Sưu tầm------------

Socializer Widget By Blogger Yard
SOCIALIZE IT →
FOLLOW US →
SHARE IT →

0 nhận xét:

Đăng nhận xét